Trước đây,ệsĩBạchLongkhắchọahìnhảnhmớicủađôđốcBùiThịXuâphòng tập gym vở Thanh gươm và nữ tướngdo đoàn Minh Tơ dựng vào khoảng năm 1980 đã gây tiếng vang rất lớn, nay nghệ sĩ Bạch Long dựa theo đó mà biến tấu lại, tạo nên nhiều cảm tình với khán giả. Hình ảnh Bùi Thị Xuân lâu nay thường xuất hiện trong nhiều vở diễn với ấn tượng về một nữ tướng kiêu hùng, một đô đốc dưới triều Tây Sơn tài ba đảm lược, và câu chuyện về cái chết anh dũng của bà khi Tây Sơn thất trận. Nhưng trong Xuân về trên đất Thăng Long, Bạch Long chỉ thể hiện một lát cắt lịch sử, đó là khi Bùi Thị Xuân đi tìm minh chúa và chiến thắng quân Thanh, giữ yên đất Thăng Long cho trăm họ. Bạch Long đã hư cấu thêm chi tiết cho bà giả trai lên đường tìm Nguyễn Huệ, rồi gia nhập Tây Sơn, tiếp đến là mối tình đẹp với tướng quân Trần Quang Diệu; thêm vào đó là "mối tình" với tiểu thư Bội Ngọc và chuyện thử trai hay gái để có màu sắc vui. Nhờ vậy vở diễn rất sinh động, tươi tắn, chinh phục được khán giả trẻ mà không làm mất đi hình ảnh đẹp và oai dũng của Bùi Thị Xuân.
Đặc biệt phần âm nhạc và vũ đạo đã thuần Việt đến 70 - 80%, chỉ còn lại rất ít hơi hướng hồ quảng, nhưng vẫn rất hấp dẫn. Nhiều bài bản cổ nhạc được phối thật uyển chuyển, nghe "quen" mà "lạ", "lạ" mà "quen", vô cùng thú vị. Càng ngạc nhiên hơn, khi Bạch Long "dám" đưa một bài nhạc rap chen vào giữa tuồng, bản rap không hề tạo cảm giác lạc lõng mà lại làm vở kịch thêm dễ thương.
Dàn học trò của Bạch Long như Tú Sương, Trinh Trinh đang là trụ cột nơi đây. Tú Sương vừa mạnh mẽ vừa nữ tính, thể hiện xuất sắc vai Bùi Thị Xuân. Trinh Trinh trong vai Ngọc Hân công chúa xinh đẹp, quý phái... Vở Xuân về trên đất Thăng Longcó thêm sự hỗ trợ của kép đẹp Hoàng Hải, kép độc Chí Bảo; bên cạnh đó là lứa học trò mới như Kim Nhuận Phát, Bạch Luân, Bạch Tú My, Ái Loan, Thanh Dư, Thúy My… đang tiến bộ từng ngày. Cải lương lịch sử thuần Việt xuất hiện trong bối cảnh khó khăn hiện nay là rất đáng trân trọng.