Mới đây,ảotàngKhánhHòacóthậtngoàisứctưởngtượvietcombank một du khách có nickname Binh Nguyên đã có bài viết chia sẻ về chuyến du lịch ở TP.Nha Trang (Khánh Hòa), nội dung bày tỏ không mấy hài lòng. Du khách này cho biết bản thân thích khám phá, tìm hiểu và cũng hay khen các địa điểm du lịch vì cho rằng mỗi địa phương đều có những nét riêng. Nhưng lần này khi đến Nha Trang thì cảm thấy "khá tệ".
"Hiện vật nghèo nàn ngoài sức tưởng tượng"
Trong số những trải nghiệm không mấy tốt đẹp, du khách này cho biết khi đến tham quan Bảo tàng Khánh Hòa thì thấy hiện vật quá nghèo nàn, làm việc không chuyên nghiệp. "Khánh Hòa là xứ trầm hương, có thành cổ Diên Khánh, có biển Nha Trang với những hòn đảo tuyệt đẹp, có vịnh Cam Ranh, có nghề cá, có nghề làm yến sào, có miền núi với nhiều sắc dân đa dạng... Điều đó khiến mình mong chờ được thưởng thức những hiện vật, câu chuyện phong phú, giàu giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất này. Đổi lại là sự thất vọng toàn tập", du khách Binh Nguyen chia sẻ.
Anh cho hay, dù đã canh giờ bảo tàng mở cửa để đến tham quan, nhưng khi đến nơi cửa vẫn khóa im lìm. Thấy lạ, anh đi vào phía sau, gặp một số người đang ngồi thì được hướng dẫn nửa tiếng sau quay lại. Khi anh không đồng ý với cách làm việc trên thì một người trong số đó gọi điện thoại cho nhân viên trông coi bảo tàng tới mở cửa.
Khi vào bên trong, du khách này càng thất vọng vì bảo tàng chỉ có 2 phòng, hiện vật trưng bày quá sơ sài. "Về cơ bản, hiện vật nghèo nàn ngoài sức tưởng tượng, nghèo nàn nhất trong các bảo tàng mình từng tham quan, nghèo nàn hơn cả mấy bảo tàng tư nhân. Cô trông bảo tàng nói còn hiện vật trên tầng 2, nhưng không đủ không gian nên lâu lâu lại thay đổi bộ sưu tập. Nhưng gì thì gì, vẫn là kém ngoài sức tưởng tượng. Để tiện so sánh, cách Bảo tàng Khánh Hòa tầm 200 m là Bảo tàng Yersin trong khuôn viên Viện Pasteur Nha Trang với hiện vật, tư liệu, cách trưng bày đều hơn rất nhiều", du khách này cho hay.
Đất bảo tàng cho thuê bán cà phê
Bảo tàng Khánh Hòa nằm trên đường Trần Phú, rộng hơn 2000 m2, phía trước là biển, có vị trí đắc địa bậc nhất của TP.Nha Trang. Rất đông khách du lịch qua lại đây mà hầu như không ai ghé thăm, hoạt động của bảo tàng vắng vẻ đến lạ thường.
Nghịch lý hơn nữa, chỗ đông người nhất đến bảo tàng này là... quán cà phê nằm trong khuôn viên đất bảo tàng, ở ngay vị trí 2 mặt tiền đường Trần Phú và Yersin, được cho thuê kinh doanh từ nhiều năm nay.
PV Thanh Niênđã đến Bảo tàng Khánh Hòa để tìm hiểu thực tế. Đúng như du khách trên phản ánh, dù đã hơn 9 giờ 20 phút (ngày 24.10) nhưng cửa bảo tàng vẫn đóng im ỉm, xung quanh khuôn viên không một bóng người. Cạnh đó là quán cà phê lấn vào trong khuôn viên bảo tàng.
Đến sáng ngày 25.10, bảo tàng có mở cửa nhưng hầu như không có khách ghé đến. Bên trong bảo tàng có 2 nhân viên đang ngồi ngay lối vào ở giữa. Theo quan sát của PV, phía bên trái là một căn phòng rộng khoảng hơn 100 m2 trưng bày một số hiện vật rất sơ sài, ít ỏi, gồm: bộ đàn đá, trống đồng, nhạc cụ mã la, trống Ghi-năng và một số bức tranh về văn hóa các dân tộc của tỉnh Khánh Hòa. Phía bên phải là một khu trưng bày khác với diện tích tương tự; ở đây trưng bày một số nhạc cụ, trang phục, trang sức và đồ vật tâm linh của đồng bào dân tộc thiểu số.
Với hiện vật trưng bày như trên, nếu du khách tham quan ở Bảo tàng Khánh Hòa thì chỉ mất khoảng 10-15 phút là đã xem xong. Nhân viên trực cho hay, phía trên tầng 2 không có trưng bày gì.
Giám đốc Bảo tàng Khánh Hòa nói gì?
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Phong, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa cho hay ông đã nắm được thông tin du khách trên phản ánh trên mạng xã hội và cảm thấy "rất buồn".
Ông Phong giải thích, việc bảo tàng đóng cửa là do nhân viên đang đi trưng bày lưu động theo chuyên đề hằng năm. "Do không gian bảo tàng quá nhỏ nên chúng tôi chủ yếu tăng cường thực hiện đi trưng bày lưu động là chính", ông Phong nói.
Ông Phong cho biết, Bảo tàng tỉnh Phú Khánh, nay là Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa được thành lập từ năm 1979. Đây là một ngôi nhà theo kiến trúc Pháp, được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, với một tầng lầu, hai lối đi lên riêng bên trong. Toàn bộ khuôn viên của bảo tàng rộng khoảng 2000 m2nhưng diện tích trưng bày trong tòa nhà rất chật hẹp, chỉ gồm 2 phòng với diện tích khoảng hơn 200 m2nên chỉ mở cửa giới thiệu một số nhỏ trong hơn 18.000 hiện vật đang lưu giữ và bảo quản. Còn ở tầng trên chủ yếu là kho dùng để chứa hiện vật.
"Đây là nhà làm việc ngày xưa của người Pháp, có các phòng ngủ, phòng làm việc nên diện tích các phòng bố trí rất nhỏ, công năng không đảm bảo để trở thành bảo tàng. Chúng tôi cố gắng đem những gì tiêu biểu về văn hóa, con người Khánh Hòa để giới thiệu tới du khách chứ không thể đem hết hiện vật ra được. Một số hiện vật quý giá cũng không thể đem ra trưng bày vì điều kiện an ninh không đảm bảo", ông Phong nói.
Giám đốc Bảo tàng Khánh Hòa cũng cho hay, hiện tỉnh đang xúc tiến để xây dựng một bảo tàng mới, quy mô và bề thế hơn. Theo quy hoạch, bảo tàng mới sẽ nằm ở Quảng trường Đại Dương, khu vực sân bay Nha Trang cũ.
"Hy vọng việc này sẽ được triển khai nhanh, vì như bảo tàng hiện nay mình mở cửa đón khách thì cũng biết trước một điều là họ sẽ chê, nhưng cũng vẫn phải cắn răng chấp nhận vì không gian chỉ có như vậy. Một tỉnh to thế mà bảo tàng như vậy..., nhiều người nói cũng buồn lắm", ông Phong cho biết.