Báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết,ảmcánbộcấptỉnhhuyệnđểtăngcườngchocơsởyangming tracking trong 10 tháng năm 2023, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã có những chuyển biến tích cực, đạt được kết quả khá toàn diện trên cả 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Từ năm 2021 đến nay đã cắt giảm, đơn giản hóa gần 2.500 quy định kinh doanh. Các bộ đã cắt giảm, đơn giản hóa 437 TTHC liên quan đến giấy tờ công dân...
Kết luận phiên họp, đánh giá cao kết quả đạt được, song theo Thủ tướng, nhận thức của một số cơ quan, đơn vị, địa phương, người đứng đầu còn hạn chế về tầm quan trọng của CCHC. "Phải có cảm xúc với tình hình, với những gì mà người dân và doanh nghiệp (DN) đang vướng mắc, để làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất", Thủ tướng yêu cầu.
Bên cạnh đó, tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để. Cải cách TTHC còn nhiều thách thức, thủ tục còn rườm rà; việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC còn chậm; cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số nơi còn hình thức, chưa thuận lợi… Kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; vẫn xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng vặt.
Theo Thủ tướng, nguyên nhân lớn nhất là ý thức, trách nhiệm thực thi công vụ của một số người đứng đầu, vẫn còn tình trạng "trên nóng dưới lạnh". Công tác chỉ đạo, điều hành tại một số bộ, ngành, địa phương còn chưa quyết liệt; chưa phát huy được vai trò người đứng đầu; hoạt động cải cách có nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự lấy người dân, DN làm trung tâm.
Về nhiệm vụ, Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng, cải cách thủ tục là trọng tâm, cải cách chế độ công vụ, công chức là động lực, cùng với cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công và xây dựng Chính phủ số, để tạo đột phá.
Đặc biệt, cần rà soát, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, cắt bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết với người dân và DN. Nghiên cứu giảm cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện để tăng cường cho cơ sở nhằm giải quyết thủ tục, công việc cho người dân và DN.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả Nghị định số 29/2023 về tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức theo vị trí việc làm… Triển khai các nhiệm vụ cần thiết để thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1.7.2024 theo Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách năm 2024.